Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Cấu tạo Van Báo động chữa cháy (Alarm check valves)

 Van báo động là một trong những thành phần quan trọng trong hệ thống chữa cháy, nhằm phát tín hiệu báo động khi có sự cố xảy ra.

1. Van báo động là gì

1.1 Khái niệm về van báo động 

Van báo động (alarm check valve) về cơ bản là van một chiều bao gồm ngõ ra báo động. Mục đích chính của van báo động là làm kêu chuông bằng cơ khí hay được gọi là chuông cơ kích hoạt bằng nước.

1.2 Chức năng van báo động

Chức năng chính của van báo động dùng để báo động khi có cháy xảy ra. Ngoài ra, van này giúp giữ áp suất hệ thống ổn định và giảm khả năng báo động sai. 

1.3 Thành phần cấu tạo:

1.3.1 Van báo động:



Van báo động bao gồm thành phần 2 thành phần chính: thân van, lá van. Để lựa chọn van báo động phù hợp cần chú ý các thông số sau:
- Kích thước: Có nhiều kích thước lựa chọn DN65, DN100, DN150 và DN200 tùy theo yêu cầu thiết kế. Thân van báo động thường đi kèm với bộ ống nối (trim valve). 
- Kiểu kết nối: 
+ Mặt bích x Mặt bích
+ Khớp nối x Khớp nối
+ Mặt bích x Khớp nối
- Kiểu lắp đặt: Lắp đặt chiều dọc hoặc nằm ngang
- Áp lực làm việc định mức: không được nhỏ hơn 12 bar (TCVN 6305-2:2007).
 

1.3.2 Thành phần cấu tạo hệ thống ướt sử dụng van báo động:

- Đồng hồ đo áp suất
Đo áp suất nguồn nước cung cấp và áp suất làm việc hệ thống. 
Đặc điểm: Đồng hồ đo áp suất làm việc hệ thống sẽ có giá trị cao hơn đồng hồ nguồn nước cung cấp. Hai đồng hồ sẽ có giá trị cùng nhau ngay tức thì sau khi có sự đột biến áp suất nguồn nước cung cấp cho tới khi bình thường trở lại. Nếu đồng hồ đo áp suất làm việc hệ thống rơi xuống cùng với giá trị cần kiểm tra lá van không đúng vị trí và cần được bảo dưỡng.
- Chuông nước: 
Hoạt động dựa vào cơ cấu vận hành thủy lực phát ra tín hiệu báo động nghe được trong một khu vực khi có dòng nước chảy qua van báo động
- Công tắc áp suất
Là thiết bị phát hiện trạng thái dòng nước trong hệ thống chữa cháy sprinkler tự động, van báo động, hệ thống van xả tràn …Gửi tín hiệu báo động đến hệ thống báo cháy trong khu vực.
- Bình làm trễ:
Cơ cấu làm trễ kiểu thể tích được thiết kế để giảm thiểu các tín hiệu báo động giả do sự tăng lên đột ngột và sự dao động trong cung cấp nước cho hệ thống spinkler gây ra.

Cơ cấu làm trễ kiểu thể tích được thiết kế để giảm thiểu các tín hiệu báo động giả do sự tăng lên đột ngột và sự dao động trong cung cấp nước cho hệ thống spinkler gây ra.

1.3.3 Thành phần cấu tạo hệ thống khô sử dụng van báo động

Sử dụng trong hệ thống đường ống khô, thiết kế ở nơi có nhiệt độ thấp, dưới +4oC ngăn ngừa nguy cơ đóng băng trong hệ thống đường ống, hoạt động dựa trên âp lực không khí và ni tơ.
- Thiết bị gia tốc van báo động khô
- Thiết bị duy trùy áp lực áp suất không khí
Thiết bị này thiết kế điều chỉnh áp suất của hệ thống
 

1.4 Nguyên lý hoạt động hệ thống

1.4.1 Trong điều kiện bình thường:

Lá van của van báo động trạng thái đóng, ngõ ra báo động bị khóa lại, áp lực trong hệ thống được dùy trì, nước của hệ thống sprinkler không chảy ngược lại nguồn nước cung cấp.
 

1.4.2 Trường hợp có đầu phun vỡ ra khi có cháy:


Khi có sự chênh lệch áp suất lớn giữa áp suất hệ thống và áp suất nguồn nước cung cấp (hiển thị qua 2 đồng hồ đo áp suất), lá van trạng thái mở cho phép nước nguồn cung cấp chảy vào cổng báo động và bình làm trễ bắt đầu tích nước. Nếu điều này do sự đột biến của nguồn nước cung cấp thì bình làm trễ sẽ chỉ lấp đầy một phần. Công tắc áp suất không đạt ngưỡng kích hoạt (cài đặt trước) sẽ không gửi tín hiệu đến hệ thống báo cháy tránh trường hợp báo giả
Phải có một cổng xả nước tự động cho phép thoát nước, áp suất giảm về 0 để công tắc áp suất được thiết lập lại khi nguồn nước đột biến hoặc van báo động đã kích hoạt.
Trường hợp đầu phun vỡ ra khi có cháy, nguồn nước cung cấp chảy vào cổng báo động kích hoạt chuông nước kêu báo động, bình làm trễ lúc này được lấp đầy. Công tắc áp suất đạt ngưỡng kích hoạt sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống báo cháy để giám sát.
 

1.5 Phân loại

Phân loại chức năng:
- Van báo động sử dụng cho hệ thống ướt
- Van báo động sử dụng cho hệ thống khô
Phân loại kiểu lắp đặt:
- Van báo động lắp đặt kiểu dọc: Sử dụng thiết bị kết nối (bộ trim) lăp đặt kiểu dọc.

- Van báo động lắp đặt kiểu nằm ngang: Sử dụng thiết bị kết nối (bộ trim) loại nằm ngang.

2. Yêu cầu đối với van báo động khô tác động trước

2.1 Kích thước

Kích thước danh nghĩa của một van phải là đường kính danh nghĩa của các đầu nối vào và ra, nghĩa là cỡ ống được nối ghép với các đầu nối. Các kích thước danh nghĩa là: 40 mm, 50 mm, 65 mm, 80 mm, 100 mm, 125 mm, 150 mm, 200 mm hoặc 250 mm. Đường kính của đường dẫn nước qua vòng tựa của bộ phận bịt kín có thể nhỏ hơn cỡ kích thước danh nghĩa.
 

2.2 Đầu nối

- Tất cả các đầu nối phải được thiết kế cho sử dụng ở áp suất làm việc định mức của van.
- Các kích thước của tất cả các đầu nối phải tuân theo các yêu cầu áp dụng của các tiêu chuẩn quốc gia. Nếu không có tiêu chuẩn quốc gia có thể áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế.
- Lỗ có đường kính danh nghĩa không nhỏ hơn 15 mm phải được chuẩn bị đầy đủ cho đầu nối với đường báo động.
- Nếu cần có nước mồi để bịt kín phía cuối dòng của bộ phận bịt kín thì phải trang bị phương tiện dẫn nước mồi ở bên ngoài.
- Phải trang bị phương tiện để ngăn ngừa sự tạo thành cột nước và kiểm tra mức nước mồi (nếu có yêu cầu).
- Phải trang bị phương tiện thích hợp để dễ dàng thử nghiệm các tín hiệu báo động mà không phải ngắt van.
- Các van phải được trang bị phương tiện phát ra tiếng báo động nếu nước vào đường ống phía cuối dòng tới mức cao hơn 0,5 m so với bộ phận bịt kín trừ khi van được cung cấp cơ cấu tự động xả nước.
- Đối với các van kiểu vi sai, phải trang bị phương tiện thích hợp để thông hơi cho nước từ khoang trung gian và để ngăn ngừa chân không hoàn toàn giữa các phần tử bịt kín phía đầu dòng và cuối dòng của bộ phận bịt kín.
 

2.3 Áp suất làm việc

- Áp suất làm việc định mức không được nhỏ hơn 1,2 MPa (12 bar).
- Các đầu nối vào và ra có thể được chế tạo cho áp suất làm việc thấp hơn để thích hợp với thiết bị lắp đặt với điều kiện là van được ghi nhãn với áp suất làm việc thấp hơn. 
 

2.4 Thân và nắp

- Thân và nắp van phải được chế tạo bằng vật liệu có độ bền chống ăn mòn ít nhất tương đương với gang đúc.
- Các chi tiết kẹp chặt nắp van phải được chế tạo bằng thép, thép không gỉ, titan hoặc các vật liệu khác có cơ lý tính tương đương.
- Nếu các vật liệu phi kim loại khác với các loại bộ phận bịt kín và vòng bịt kín hoặc các kim loại có điểm nóng chảy nhỏ hơn 8000C tạo thành một phần của thân và nắp van thì cụm van phải được thử phơi trên ngọn. Theo sau thử phơi trên ngọn lửa, bộ phận bịt kín phải mở được một cách tự do và hoàn toàn và van phải chịu được thử nghiệm áp suất thủy tĩnh mà không có biến dạng dư hoặc hư hỏng.
- Không thể lắp ráp được van với tấm nắp ở vị trí chỉ không đúng hướng của dòng chảy hoặc ngăn cản sự vận hành đúng của van.
 

2.5 Độ bền

- Van đã được lắp ráp có bộ phận bịt kín được khóa không mở được phải chịu được áp suất thủy tĩnh bên trong bằng bốn lần áp suất làm việc định mức trong thời gian 5 phút mà không bị phá hủy khi được thử nghiệm. 
- Nếu thử nghiệm phù hợp với TCVN 6305-8:2013 không được thực hiện với các chi tiết kẹp chặt tiêu chuẩn trong sản xuất thì nhà cung cấp phải cung cấp tài liệu chỉ ra rằng tải trọng thiết kế tính toán của bất cứ chi tiết kẹp chặt nào, khi bỏ qua lực yêu cầu để nén ép bịt kín, không được vượt quá độ bền kéo nhỏ nhất được qui định trong ISO 898-1 và ISO 898-2 khi van được nén tăng áp tới bốn lần áp suất làm việc định mức. Diện tích chịu tác động của áp suất phải được tính toán như sau:
+ Nếu sử dụng bịt kín có sự tiếp xúc toàn bộ mặt mút, diện tích chịu tác động của áp lực là diện tích mở rộng ra đến đường được xác định bởi cạnh trong của các bulông.
+ Nếu sử dụng bịt kín dạng vòng hoặc vòng bịt kín chữ "O", diện tích chịu tác động của áp lực là diện tích mở rộng ra đến đường tâm của bịt kín hoặc vòng hoặc đường tâm của vòng bịt kín chữ "O".
 

2. 6 Các chi tiết

- Bất cứ chi tiết hoặc bộ phận nào thường được tháo ra trong quá trình bảo dưỡng phải được thiết kế sao cho không thể lắp lại sai khi không có chỉ dẫn nhìn thấy được ở bên ngoài lúc đưa van vào làm việc trở lại.
- Trừ các mặt tựa của van, tất cả các chi tiết được dự định thay thế tại hiện trường phải có khả năng tháo ra và lắp lại được khi sử dụng các dụng cụ thông thường sẵn có trên thị trường.
- Tất cả các chi tiết hoặc bộ phận không được tách rời ra trong quá trình vận hành của van.
- Sự hư hỏng của các màng bộ phận bịt kín hoặc các vòng bịt kín không được ngăn cản sự mở van.
- Các bề mặt bịt kín của các bộ phận bịt kín phải có độ bền chống ăn mòn tương đương với đồng bronz và có chiều rộng cho tiếp xúc bề mặt đủ để chịu được độ mòn và rách thông thường, cách sử dụng không hợp lý, các ứng suất nén và hư hỏng do cặn bẩn trong đường ống hoặc các chất lạ do nước mang theo.
- Các lò xo và màng không được nứt gãy hoặc bị phá hủy trong 5000 chu kỳ vận hành bình thường khi được thử nghiệm.
- Khi được mở rộng, bộ phận bịt kín phải có khả năng chịu được sự chặn lại. Điểm tiếp xúc phải được bố trí sao cho va đập hoặc phản lực của dòng nước không làm xoắn, uốn cong một cách vĩnh viễn hoặc làm đứt gãy các chi tiết hoặc bộ phận của van.
- Khi cần có chuyển động quay hoặc trượt, chi tiết hoặc ổ trục của nó phải được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn. Các vật liệu không có đủ độ bền chống ăn mòn phải được lắp với các bạc lót hoặc các chi tiết khác được chế tạo bằng các vật liệu chống ăn mòn tại các điểm ở đó cần có khe hở cho chuyển động.
- Van có tỷ lệ vi sai của bộ phận bịt kín vượt quá 1,16 đến 1, đối với phạm vi áp suất làm việc 0,14 MPa đến 1,2 MPa (1,4 bar đến 12 bar) phải được trang bị chốt cài chống trở về để ngăn ngừa van đặt lại một cách tự động. Van phải có phương tiện điều khiển bằng tay để đưa van trở về điều kiện sẵn sàng. Không thể đưa van trở về điều kiện sẵn sàng trước khi xả nước khỏi đường ống.
- Van có tỷ lệ vi sai 1,16 đến 1 hoặc nhỏ hơn trên phạm vi áp suất làm việc 0,14 MPa đến 1,2 MPa (1,4 bar đến 12 bar) phải được trang bị phương tiện để ngăn ngừa van tự động trở về điều kiện sẵn sàng và để cho phép xả nước của đường ống sau khi van được ngắt. Phải có phương tiện điều khiển bằng tay hoặc phương tiện điều khiển ở bên ngoài để đưa van trở về điều kiện sẵn sàng.
 

2.7 Sự dò rỉ

- Không được có rò rỉ, biến dạng dư hoặc phá hủy đối với van khi chịu tác động của áp suất bên trong bằng hai lần áp suất làm việc định mức trong thời gian 5 phút với bộ phận bịt kín được mở.
- Không được phép có rò rỉ ngang qua bộ phận bịt kín vào khoang trung gian hoặc vào cổng báo động. Không được có rò rỉ, biến dạng dư hoặc phá hủy đối với van ở áp suất bên trong bằng hai lần áp suất làm việc định mức tác động vào phía đầu dòng của bộ phận bịt kín trong thời gian 2 giờ với đầu mút ở cuối dòng được nén tăng áp.
- Các van kiểu cơ khí không được có các dấu hiệu rò rỉ, biến dạng dư hoặc hư hỏng về kết cấu khi chịu tác động của áp suất thủy tĩnh bên trong bằng hai lần áp suất làm việc định mức trong thời gian 2 giờ vào phía đầu mút ở cuối dòng được thông. 
- Các van được lắp với chốt cài phải chịu được tác động của áp suất thủy tĩnh ở bên trong bằng hai lần áp suất lớn nhất của không khí do nhà sản xuất qui định trong thời gian 5 phút vào phía cuối dòng của van với bộ phận bịt kín được đóng kín và đầu mút ở đầu dòng được thông mà không được rò rỉ, biến dạng dư hoặc có hư hỏng về kết cấu. 
- Các van không được lắp với chốt cài phải chịu được tác động của áp suất thủy tĩnh bên trong bằng hai lần áp suất làm việc định mức trong thời gian 5 phút vào phía cuối dòng của van với bộ phận bịt kín được đóng kín và đầu mút ở đầu dòng được thông hơi mà không được rò rỉ, biến dạng dư hoặc có hư hỏng về kết cấu. 
 

2.8 Các chi tiết phi kim loại

- Các chi tiết phi kim loại của van, có ảnh hưởng đến sự vận hành đúng của van phải được thử lão hóa đối với các chi tiết phi kim khi sử dụng các bộ mẫu thử riêng biệt. 
- Không được có sự rạn nứt, cong vênh, rão hoặc các dấu hiệu biến dạng khác có thể ngăn cản sự vận hành đúng của van.
 

2.9 Các chi tiết của bộ bịt kín

- Vòng bịt kín được chế tạo bằng chất dẻo đàn hồi hoặc các vật liệu đàn hồi khác (sau đây gọi chung là vật liệu đàn hồi) không được bám dính vào bề mặt đối tiếp. Khi sử dụng cùng một kết cấu mặt tựa cho nhiều hơn một cỡ van thì được phép chỉ thử nghiệm cỡ van có ứng suất cao nhất trên bề mặt tựa.
- Bất cứ dạng vòng bịt kín bằng vật liệu đàn hồi không được gia cường nào phải có các tính chất sau khi được.
+ Có độ biến dạng dư lớn nhất là 5 mm khi một đoạn có chiều dài 25 mm giữa các vạch dấu được kéo giãn ra đến 75 mm, giữ trong thời gian 2 phút và được đo sau 2 phút khi đã được thả ra;
+ Độ bền kéo nhỏ nhất 10 MPa (100 bar) và độ giãn dài giới hạn nhỏ nhất 300 % (25 mm đến 100 mm) hoặc độ bền kéo nhỏ nhất 15 MPa (150 bar) và độ giãn dài giới hạn nhỏ nhất 200 % (25 mm đến 75 mm).
+ Sau khi phơi 96h trong oxy ở nhiệt độ (70±1,5)0C và áp suất 2,0 MPa (20 bar), độ bền kéo và độ giãn dài giới hạn không được nhỏ hơn 70% các tính chất tương ứng của mẫu thử không được đốt nóng trong oxy, và bất cứ thay đổi nào về độ cứng cũng không được lớn hơn 5 đơn vị độ cứng durometer, loại A
+ Sau khi ngâm 70 giờ trong nước cất ở nhiệt độ (97,5±2,5)0C, độ bền kéo và độ giãn dài giới hạn không được nhỏ hơn 70%, các tính chất tương ứng của mẫu thử không được đốt nóng trong nước và bất cứ sự thay đổi nào về thể tích của các mẫu thử cũng không được lớn hơn 20%.
- Chi tiết (phần tử) bịt kín đàn hồi được gia cường phải có khả năng chịu uốn mà không nứt hoặc đứt gãy và phải có sự thay đổi về giãn nở thể tích không lớn hơn 20%.
- Các bề mặt bịt kín phải ngăn ngừa được sự rò rỉ nước vào trong cổng báo động khi van được thử ở vị trí sẵn sang.
- Đối với vật liệu composit của một hợp chất đàn hồi có một hoặc nhiều thành phần khác thì độ bền kéo của tổ hợp ít nhất phải bằng hai lần độ bền kéo của riêng vật liệu đàn hồi.
 

2.10 Khe hở

- Khe hở theo bán kính của bộ phận bịt kín có khớp bản lề và các thành bên trong ở mỗi vị trí, trừ vị trí được mở rộng không được nhỏ hơn 12 mm đối với các thân bằng gang đúc và không được nhỏ hơn 6 mm nếu thân và bộ phận bịt kín bằng gang đúc hoặc thép có các lớp phủ bảo vệ chống ăn mòn, kim loại màu, thép không gỉ hoặc các vật liệu có cơ lý tính và độ bền chống ăn mòn tương đương. Xem Hình a.
- Phải có khe hở theo đường kính không nhỏ hơn 6 mm giữa các cạnh bên trong của vòng tựa và các chi tiết kim loại của bộ phận bịt kín có khớp bản lề khi van ở vị trí đóng kín. Xem Hình b.
- Bất cứ không gian nào trong đó bộ phận bịt kín có thể bị kẹt vỡ ra bên ngoài mặt tựa không được có độ sâu nhỏ hơn 3 mm.
- Khe hở theo đường kính (D2 - D1) giữa các chốt bản lề và các ổ trục của nó không được nhỏ hơn 0,125 mm. Xem Hình b.
- Khe hở chiều trục tổng giữa các bề mặt của bản lề lá van và của ổ trục thân van (L2 - L1) không được nhỏ hơn 0,25 mm.

-  Bất cứ các chi tiết dẫn hướng chuyển động tịnh tiến qua lại nào cần thiết cho mở van phải có khe hở nhỏ nhất theo đường kính không nhỏ hơn 0,7 mm ở đoạn trên đó chi tiết di động đi vào chi tiết cố định và không nhỏ hơn 0,05 mm ở đoạn của chi tiết di động liên tục tiếp xúc với chi tiết cố định ở vị trí sẵn sàng (vị trí đặt).
- Các bạc lót dẫn hướng của bộ phận bịt kín hoặc các ổ chốt (trục) bản lề phải nhô ra theo chiều trục một khoảng đủ để duy trì khe hở giữa các chi tiết bằng kim loại màu nhỏ hơn 1,5 mm (khe hở A). Cho phép có khe hở nhỏ hơn 1,5 mm ở các chi tiết liền kề bằng đồng bronz, đồng thau, kim loại monel, thép không gỉ austenit, ti tan hoặc các kim loại chống ăn mòn tương tự. Khi độ bền chống ăn mòn của các chi tiết bằng thép được cung cấp bởi lớp phủ bảo vệ thì các chi tiết không được có các dấu hiệu nhìn thấy được về hư hỏng của lớp phủ như sự phồng rộp, sự tách lớp, sự tạo thành vảy hoặc sức cản chuyển động tăng lên.
 

2.11 Tổn thất thủy lực do ma sát

Tổn thất áp suất lớn nhất qua van ở lưu lượng thích hợp được cho trong bảng “Các lưu lượng yêu cầu cho xác định độ sụt áp” dưới đây, không được vượt quá 0,08 MPa (0,8 bar). Nếu tổn thất áp suất vượt quá 0,02 MPa (0,2 bar) thì tổn thất áp suất phải được ghi nhãn trên van. 
Van và các chi tiết di động của nó không được có dấu hiệu biến dạng, rạn nứt, tháo lỏng, sự tách rời ra hoặc các dấu hiệu hư hỏng khác sau 30 phút cho dòng nước chảy qua.
 2.12 Tính năng vận hành
- Van báo động khô tác động trước kết hợp với thiết bị ngoại vi phải vận hành và đưa ra chỉ báo vận hành bởi các thiết bị báo động cơ khí và/hoặc điện ở bất cứ áp suất làm việc nào trong phạm vi từ 0,14 MPa đến áp suất làm việc định mức và ở lưu lượng nhỏ nhất 300 l/phút. Các thiết bị báo động phải phát ra âm thanh trong khoảng lớn hơn 50% thời gian đối với tất cả các điều kiện dòng chảy dưới 0,2 MPa (2 bar) và tiếp tục phát ra âm thanh đối với tất cả các điều kiện dòng chảy ở các áp suất cao hơn.
- Van báo động khô tác động trước kết hợp với thiết bị ngoại vi không được vận hành khi van khô tác động trước ở trong chế độ tác động trước và áp suất không khí của phía cuối dòng được hạ xuống phù hợp với đường cong sụt áp được chỉ dẫn trên hình dưới đây khi.
- Van kiểu vi sai phải có áp suất chênh làm việc ở trong phạm vi 5:1 đến 8,5:1 ở áp suất làm việc 0,14 MPa (1,4 bar) và ở trong phạm vi 5:1 đến 6,5:1 đối với tất cả các áp suất làm việc cao hơn khi được thử phù hợp với 6.10. Van báo động khô kết hợp với thiết bị ngoại vi phải vận hành và đưa ra chỉ báo vận hành bởi các thiết bị báo động cơ khí và/hoặc điện ở bất cứ áp suất làm việc nào trong phạm vi từ 0,14 MPa (1,4 bar) đến áp suất làm việc định mức ở lưu lượng nhỏ nhất 300 l/phút. Các thiết bị báo động phải phát ra âm thanh trong khoảng 50% thời gian đối với tất cả các điều kiện dòng chảy dưới một phần năm áp suất làm việc định mức và tiếp tục phát ra âm thanh đối với tất cả các điều kiện dòng chảy ở các áp suất cao hơn.
- Van kiểu cơ khí phải vận hành ở áp suất không khí từ 0,0025 MPa (0,25 bar) đến một phần năm áp suất làm việc định mức đối với tất cả các áp suất nước từ 0,14 MPa (1,4 bar) đến áp suất làm việc định mức. Van báo động khô kết hợp với thiết bị ngoại vi phải vận hành và đưa ra chỉ báo vận hành bởi các thiết bị báo động cơ khí và/hoặc điện ở bất cứ áp suất làm việc nào trong phạm vi từ 0,14 MPa (1,4 bar) tới áp suất làm việc định mức và ở lưu lượng nhỏ nhất 300 l/phút. Các thiết bị báo động phải phát ra âm thanh trong khoảng 50% thời gian đối với tất cả các điều kiện dòng chảy dưới một phần năm áp suất làm việc định mức và liên tục phát ra âm thanh đối với tất cả các điều kiện dòng chảy ở các áp suất cao hơn.
 

2.13 Phương tiện thoát nước

- Van phải được trang bị một lỗ có ren trong để tiêu nước ra khỏi thân van khi van được lắp đặt ở bất cứ vị trí nào do nhà sản xuất qui định hoặc kiến nghị. Cỡ kích thước danh nghĩa nhỏ nhất của lỗ tiêu nước phải là 20 mm.
- Các lỗ tiêu nước trên các van phải được phép sử dụng để tiêu nước cho đường ống của hệ thống khi có cỡ kích thước phù hợp với các tiêu chuẩn lắp đặt hệ thống được áp dụng.
- Phải có phương tiện để tự động tiêu nước cho đường ống giữa van hoặc bất cứ van ngắt báo động nào và động cơ nước báo động hoặc máy phát-động cơ nước.
- Khoang trung gian của van phải được trang bị van tự động tiêu nước.
- Các van tiêu nước kiểu lưu lượng hoặc kiểu vận tốc phải đóng kín (nghĩa là chủ yếu để hạn chế lưu lượng). Các van này phải đóng kín trong quá trình tiêu nước cho hệ thống tới khi áp suất hiệu dụng ở cơ cấu bịt kín nhỏ hơn 0,03 MPa (0,3 bar) và phải mở ở áp suất từ 0,0035 MPa (0,035bar) đến 0,03 MPa (0,3 bar).
- Lưu lượng đi qua đầu mút hở hoặc van tiêu nước kiểu vận tốc không được vượt quá 0,063 l/s ở bất cứ áp suất làm việc nào đến áp suất làm việc định mức.
 

2.14 Cơ cấu báo động

- Van phải vận hành các thiết bị báo động cơ khí và điện gắn liền với nó ở các vận tốc dòng chảy qua van đến 5 m/giây dựa trên cỡ kích thước danh nghĩa của ống ở các áp suất cung cấp cho đầu vào 0,14 MPa (14 bar) đến áp suất làm việc định mức.
- Van phải cung cấp áp suất tối thiểu là 0,05 MPa (0,5 bar) tại cổng báo động của nó ở áp suất làm việc 0,14 MPa (1,4 bar) trong khi vận hành các thiết bị báo động có liên quan.
 

2.15 Ngăn ngừa tác động đến van

- Khi van ở trong điều kiện sẵn sàng, không thể can thiệp từ bên ngoài đối với cơ cấu vận hành van.
- Van đang chịu áp khi không có tấm đậy phải có cơ cấu để báo tín hiệu tình trạng "không có tấm đậy".
 

3. Yêu cầu đối với van báo động kiểu ướt trong hệ thống sprinkler

3.1 Kích thước

Cỡ danh nghĩa của van là đường kính danh nghĩa của các đầu nối cửa cấp và cửa xả, nghĩa là cỡ của ống lắp với các đầu nối. Có các cỡ 40 mm, 50 mm, 65 mm, 80 mm, 100 mm, 125 mm, 150 mm, 200 mm hoặc 250 mm. Đường kính của đường dẫn nước qua vòng bịt kín có thể nhỏ hơn cỡ danh nghĩa.
 

3.2 Mối nối

- Tất cả các đầu nối phải được thiết kế để sử dụng tại áp suất làm việc định mức của van.
- Kích thước của tất cả các đầu nối phải phù hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế tương ứng.
- Đường kính danh nghĩa của lỗ đầu nối đường báo động không được nhỏ hơn 15 mm.
Trong trường hợp sử dụng cơ cấu hãm kiểu khí nén không có cơ cấu báo động thủy lực thì đầu nối có thể có đường kính danh nghĩa nhỏ nhất của lỗ là 8 mm.
 

3.3 Áp suất làm việc

- Áp suất làm việc định mức không được nhỏ hơn 1,2 MPa (12 bar).
- Cho phép gia công cắt gọt các đầu nối vào và ra cho các áp suất làm việc thấp hơn để thích hợp với thiết bị lắp đặt với điều kiện là van được ghi nhãn với áp suất làm việc thấp hơn.
 

3.4 Thân và nắp

Tương tự yêu cầu đối với van báo động khô trong hệ thống sprinkler
 

3.5 Độ bền

Tương tự yêu cầu đối với van báo động khô trong hệ thống sprinkler
 

3.6 Các chi tiết

- Bất cứ chi tiết thành phần nào thường được tháo ra trong quá trình bảo dưỡng phải được thiết kế sao cho không thể lắp lại một cách không đúng khi không có chỉ dẫn nhìn thấy được ở bên ngoài, khi đưa van vào hoạt động trở lại.
- Ngoại trừ các mặt tựa của van, các chi tiết thay thế tại hiện trường phải có khả năng tháo lắp được bằng các dụng cụ tháo lắp thông thường.
- Tất cả các chi tiết thành phần không được tách ra trong quá trình hoạt động bình thường của van.
- Sự phá hỏng các màng của bộ phận bịt kín hoặc các vòng bịt kín không được cản trở việc mở van.
- Bề mặt bịt kín của các bộ phận bịt kín phải có khả năng chống ăn mòn tương đương với đồng thau hoặc đồng bronze và bề mặt tiếp xúc có đủ chiều rộng để chịu được sự mòn và rách thông thường, sự hoạt động mạnh mẽ, ứng suất nén và hư hỏng do lớp vảy của ống hoặc các tạp chất lạ do nước mang tới.
- Các lò xo và màng không được nứt gãy hoặc phá hủy trong 50 000 chu kỳ hoạt động bình thường
- Không được có dấu hiệu hư hỏng khi kiểm tra bằng mắt đối với bộ phận bịt kín
- Khi mở rộng bộ phận bịt kín phải chịu được sự dừng ở một điểm xác định. Điểm tiếp xúc phải được định vị sao cho lực va đập và phản lực của dòng nước không làm xoắn, uốn cong hoặc bẻ gãy các chi tiết của van.
- Khi cần có chuyển động quay hoặc trượt, bộ phận hoặc ổ đỡ (tựa) của nó phải được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn. Các vật liệu không có tính chống ăn mòn phải được lắp ghép với các bạc lót, ống lót hoặc các chi tiết khác được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn tại những điểm có yêu cầu chuyển động.
- Bộ phận bịt kín phải đóng thẳng vào phía mặt tựa khi dòng nước ngừng chảy. Các lò xo phải bảo đảm duy trì sự tựa đúng và hoàn toàn.
 

3.7 Sự rò rỉ

- Van không được có rò rỉ, biến dạng dư hoặc nứt gãy khi chịu tác dụng của áp suất bên trong bằng hai lần áp suất làm việc định mức trong thời gian 5 phút với bộ phận bịt kín mở
- Van không được có rò rỉ, biến dạng dư hoặc nứt gãy khi chịu tác dụng của áp suất bên trong bằng hai lần áp suất làm việc định mức ở phía sau bộ phận bịt kín trong thời gian 5 phút với đầu phía trước bộ phận bịt kín được thông hơi
- Van không được rò rỉ khi chịu tác dụng của áp suất thủy tĩnh bên trong tương đương với cột nước cao 1,5 m trong thời gian 16 giờ
- Các bề mặt bịt kín phải ngăn ngừa được sự rò rỉ nước vào cửa báo động khi thử van ở vị trí sẵn sàng
 

3.8 Các chi tiết phi kim loại

Tương tự yêu cầu đối với van báo động khô trong hệ thống sprinkler
 

3.9 Các chi tiết của bộ bịt kín

Tương tự yêu cầu đối với van báo động khô trong hệ thống sprinkler
 

3.10 Khe hở

- Khe hở theo bán kính giữa bộ phận bịt kín kiểu khớp xoay và các vách (thành) bên trong ở mọi vị trí, trừ vị trí mở rộng, không được nhỏ hơn 12 mm đối với thân bằng gang và không được nhỏ hơn 6mm nếu thân và bộ phận bịt kín bằng gang hoặc thép có lớp phủ bảo vệ chống ăn mòn, bằng kim loại màu, thép không gỉ hoặc các vật liệu có các tính chất cơ lý và chống ăn mòn tương đương.
- Phải có khe hở theo đường kính không nhỏ hơn 6 mm giữa các cạnh bên trong của vòng bít và các chi tiết bằng kim loại của bộ phận bịt kín kiểu khớp xoay khi van ở vị trí đóng kín.
- Bất cứ khoảng trống nào trong đó bộ phận bịt kín có thể bị kẹt ở bên ngoài mặt tựa của van phải có độ sâu không nhỏ hơn 3 mm.
- Khe hở theo đường kính (D2 – D1) giữa trục khớp xoay và ổ trục không được nhỏ hơn 0,125 mm.
- Tổng khe hở chiều trục giữa khớp xoay lá van và các bề mặt liền kề của ổ thân van không được nhỏ hơn 0,25 mm.
- Bất cứ chi tiết dẫn hướng chuyển động tịnh tiến qua lại nào dùng để mở van phải có khe hở nhỏ nhất theo đường kính không nhỏ hơn 0,7 mm ở đoạn mà chi tiết chuyển động đi vào chi tiết cố định và không nhỏ hơn 0,05 mm ở đoạn mà chi tiết chuyển động liên tục tiếp xúc với chi tiết cố định ở vị trí sẵn sàng.
- Bạc dẫn hướng của bộ phận bịt kín hoặc ở trục khớp xoay phải nhô ra một khoảng theo chiều trục đủ để duy trì khe hở giữa các chi tiết bằng kim loại đen (khe hở A) không nhỏ hơn 1,5 mm. Xem Hình dưới, khe hở này được phép nhỏ hơn 1,5 mm đối với các chi tiết liền kề bằng đồng buronze, đồng thau, kim loại monel 1), thép không gỉ austenit, ti tan, hoặc các vật liệu chống ăn mòn tương tự. Khi khả năng chống ăn mòn của các chi tiết bằng thép được tạo ra bởi lớp phủ bảo vệ thì lớp phủ không được có các dấu hiệu hư hỏng như phồng rộp, tách lớp, tạo thành vảy hoặc cản trở chuyển động.
- Cơ cấu bù, nếu được trang bị, phải được thiết kế sao cho các chất lắng hoặc cặn không tích tụ tới mức cản trở sự vận hành chính xác của van. Phải có các khe hở thích hợp giữa các chi tiết làm việc để cho phép bịt kín hoàn toàn các van chính và phụ.

4.11 Sức chịu đựng

Van và các chi tiết chuyển động của van không được có dấu hiệu cong vênh, rạn nứt, lỏng ra, rời ra hoặc các dấu hiệu hư hỏng khác sau 30 phút thử lưu lượng nước
 

4.12 Tính năng vận hành

- Van phải vận hành đúng, không cần điều chỉnh, ở áp suất làm việc trong khoảng từ 0,14 Mpa (1,4 bar) tới áp suất làm việc định mức và vận tốc dòng chảy đến 5 m/s khi được thử để đáp ứng các yêu cầu về vận hành.
- Van phải vận hành đúng, không cần điều chỉnh, ở áp suất làm việc trong khoảng từ 0,14 Mpa (1,4 bar) tới áp suất làm việc định mức và vận tốc dòng chảy đến 5 m/s khi được thử để đáp ứng các yêu cầu về vận hành.
- Van cùng với các phụ tùng phải phát ra tín hiệu báo động khi tiếp tục xả nước ở sau van báo động kiểu ướt với lưu lượng:
+ 60 l/phút ở áp suất làm việc 0,14 MPa (1,4 bar);
+ 80 l/phút ở áp suất làm việc 0,7 MPa (7 bar);
+ 170 l/phút ở áp suất làm việc 1,2 MPa (12 bar).
- Các van không có cơ cấu hãm phải bắt đầu vận hành liên tục các thiết bị báo động cơ khí và điện trong 15 s từ khi mở van cuối cùng. Các van báo động kiểu ướt có các cơ cấu làm trễ phải bắt đầu vận hành liên tục các thiết bị báo động điện trong khoảng từ 50 s đến 90 s và đối với các thiết bị báo động cơ khí thì thời gian vận hành tối đa là 90 s sau khi van báo động kiểu ướt mở.
- Tỷ lệ của áp suất làm việc và áp suất hệ thống không được vượt quá 1,16:1 tại các áp suất làm việc 0,14 MPa (1,4 bar), 0,7 MPa (7 bar) và 1,2 MPa (12 bar) khi được đo bằng cách mở bộ phận bịt kín và cân bằng áp suất phía trước và phía sau bộ phận bịt kín
- Van phải chặn dòng nước tới các thiết bị báo động bằng âm thanh ngay khi chặn dòng nước phía sau van
- Van phải truyền các tín hiệu báo động liên tục mà không cần phải chỉnh đặt lại
 

3.13 Phương tiện thoát nước

- Van phải có lỗ thoát nước từ thân van khi van được lắp ở vị trí do nhà sản xuất qui định hoặc đề nghị. Kích thước danh nghĩa nhỏ nhất của lỗ phải là 20 mm.
- Các lỗ thoát nước trên các van phải cho phép sử dụng để thoát nước cho đường ống của hệ thống khi có kích thước phù hợp với các tiêu chuẩn về lắp đặt thiết bị.
- Phải có phương tiện thoát nước tự động cho đường ống giữa van hoặc van tắt báo động và chuông nước hoặc truyền thủy lực.
 

3.14 Cơ cấu báo động

- Van phải kích hoạt thiết bị báo động kiểu cơ khí và điện khi vận tốc dòng chảy qua van đến 5 m/s, dựa trên cỡ danh nghĩa của ống với các áp suất cấp nước vào từ 0,14 MPa (1,4 bar) đến áp suất làm việc định mức khi được thử về vận hành 
- Van phải kích hoạt thiết bị báo động kiểu cơ khí và điện khi vận tốc dòng chảy qua van đến 5 m/s, dựa trên cỡ danh nghĩa của ống với các áp suất cấp nước vào từ 0,14 MPa (1,4 bar) đến áp suất làm việc định mức khi được thử về vận hành 
 

3.15 Cơ cấu làm trễ

- Áp suất làm việc định mức không được nhỏ hơn 1,2 MPa (12 bar).
- Độ bền: Cơ cấu làm trễ phải chịu được áp suất thủy tĩnh bên trong bằng hai lần áp suất làm việc định mức trong thời gian 5 min mà không có hư hỏng hoặc rò rỉ
- Bộ lọc: Phải trang bị bộ lọc được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn khi đường dẫn nước trong các cơ cấu hãm có đường kính 6 mm hoặc nhỏ hơn. Kích thước lớn nhất của lỗ trong bộ lọc không được vượt quá hai phần ba đường kính của lỗ thoát nhỏ nhất được bảo vệ bởi bộ lọc. Tổng diện tích của các lỗ trong bộ lọc ít nhất phải bằng 20 lần diện tích của các lỗ do bộ lọc bảo vệ.
- Giá đỡ: Buồng làm trễ phải có giá đỡ. Nếu sử dụng đường ống làm giá đỡ thì phải ghi rõ cỡ ống và chiều dài ống cần cho giá đỡ trong bản hướng dẫn cấp kèm theo van báo động kiểu ướt.
- Mối nối
+ Phải có lỗ mở có ren thích hợp với cỡ ống không nhỏ hơn 20 mm để nối các thiết bị báo động.
+ Phải có lỗ mở có ren thích hợp với cỡ ống không nhỏ hơn 20 mm để nối các thiết bị báo động.
- Phải có phương tiện thoát nước tự động cho bình làm trễ. Thời gian để một bình làm trễ chứa đầy nước tới mức báo động, bao gồm cả thiết bị bổ sung do nhà sản xuất quy định, xả ra môi trường không được vượt quá 5 phút.
- Chi tiết thành phần:
+ Các lò xo và màng chắn không được nứt, gãy hoặc bị phá hủy trong 50000 chu kỳ hoạt động bình thường
+ Nếu có thể, bất cứ chi tiết thành phần nào thường được tháo ra khi bảo dưỡng phải được thiết kế sao cho không thể lắp lại một cách không chính xác được.
+ Tất cả các chi tiết thay thế tại hiện trường phải có khả năng tháo lắp được bằng các dụng cụ tháo lắp thông thường.
 

4.16 Chuông nước

- Chuông nước phải được thiết kế sao cho có thể được lắp đặt và bảo dưỡng dễ dàng, không gây ra hư hỏng khi sử dụng các dụng cụ không quy định. Các cụm lắp ráp được lắp tại hiện trường phải có khả năng nối ghép với nhau mà không có độ lệch hàng, không có chi tiết nào phải khoan, hàn hoặc sửa chữa thay đổi lại, trừ chi tiết phải cắt ngắn và/hoặc làm ren.
- Sau khi hóa già các chi tiết phi kim loại (trừ các đệm kín và vòng bịt kín) chuông nước không được có chỗ rạn nứt, cong vênh, rão hoặc các dấu hiệu hư hỏng khác có thể cản trở sự vận hành đúng của chuông nước.
Các vật liệu phải chịu được tác động của nhiệt độ trong phạm vi từ -350C đến +600C và tác động của ánh sáng mặt trời, trừ tác động đối với màu sắc
- Các ổ trục của chuông nước phải là loại tự bôi trơn. Tất cả các chi tiết chuyển động phải có yêu cầu bảo dưỡng ở mức tối thiểu.
- Bất cứ động cơ thủy lực nào có ổ trục phi kim loại hoặc bánh xe Pelten phải được thử ở trạng thái lắp ráp, đầu tiên phải được vận hành ở 0,05 MPa (0,5 bar), sau đó ở 1,2 MPa (12 bar) trong thời gian 5 phút cho mỗi lần.
- Đầu nối:
+ Thân chuông nước phải có lỗ ren cho đầu nối với nguồn cung cấp nước với đường kính danh nghĩa của lỗ tối thiểu là 20 mm. Đầu nối với nguồn cung cấp nước không được rò rỉ hoặc nứt vỡ khi được thử ở 2,4 MPa (24 bar) 
+ Thân chuông nước phải có lỗ ren cho đầu nối với ống thoát nước với tiết diện ít nhất phải bằng 50 lần diện tích của vòi hoặc họng phun nước.
- Vòi phun phải có đường kính không nhỏ hơn 3 mm và phải được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn. Hố thu nước, bộ lọc hoặc các phương tiện khác để ngăn ngừa các vật lạ xâm nhập vào vòi phun hoặc họng phun cần phải tiếp cận được để làm sạch. Các bộ lọc phải được chế tạo bằng vật liệu chống ăn mòn. Bộ lọc phải có các lỗ với kích thước tối đa không vượt quá hai phần ba đường kính vòi phun hoặc họng phun. Tổng diện tích của các lỗ trong bộ lọc ít nhất phải bằng 10 lần diện tích vòi phun hoặc lỗ nạp.

Búa chuông phải bắt đầu quay ở áp suất không lớn hơn 0,035 MPa (0,35 bar) được đo tại đường vào vòi phun.
- Phải có nắp, hộp hoặc phương tiện khác để bảo vệ cơ cấu công tác của chuông nước chống lại thời tiết, chim chóc và sâu bọ.
- Giá trị trung bình của các trị số độ nghe rõ đo được trong ba lần thử tại các vị trí A, B và C không được nhỏ hơn 85 dB (A) ở áp suất 0,2 MPa (2 bar) và trên khoảng cách 3 m, không có trị số đo được nào nhỏ hơn 80 dB (A). Xem Hình dưới đây. Giá trị trung bình của các trị số độ nghe rõ trong ba lần thử không được nhỏ hơn 70 dB (A) ở áp suất 0,05 MPa (0,5 bar).
 4. Cách lắp đặt và vận hành

4.1 Lắp đặt van báo động sử dụng cho hệ thống ướt

Van báo động phải được cài đặt khu vực có nhiệt độ không bị đóng băng hoặc có khả năng hư hại do tác động vật lý. Những nơi yếu tố ăn mòn trong không khí và nguồn nước bị ô nhiễm cần kiểm tra khả năng tương thích của van báo động, bộ trim kết nối và thiết bị đi kèm.
Trước khi lắp đặt van cần xả hết nước trong hệ thống để kiểm tra xem có vật thể lạ trong đường ống.
Tùy theo yêu cầu, lắp đặt van báo động thẳng đứng hoặc nằm ngang với thiết bị đi kèm như sau:
- Kiểm tra bộ trim kết nối phù hợp và tài liệu kỹ thuật của van báo động và thiết bị đi kèm có sẵn
- Tháo tất cả các thiết bị bảo vệ bằng nhựa khỏi các lỗ kết nối trên van báo động.
- Sử dụng một lượng nhỏ hợp chất nối ống và keo dính để kết nối các đường ống cần thiết. Cẩn thận không cho bất kỳ hợp chất, băng keo hoặc các vật thể khác bên trong đường ống, khe hở của van và thành phần kết nối của bộ trim.
- Cài đặt van báo động và bộ trim theo sơ đồ kết nối bộ van đang sử dụng

- Kiểm tra, đánh giá tất cả các thành phần của hệ thống khi có áp lực nước trong hệ thống.
Khi hệ thống đã sẵn sàng được đưa vào sử dụng:
- Kiểm tra xem các cổng xả phụ được đóng lại và hệ thống có bị rò rỉ hay không.
- Mở van kiểm tra hệ thống để cho phép không khí thoát ra khỏi hệ thống trong khi nước đang đổ đầy hệ thống.
- Nếu muốn, đóng van ngắt báo động động (shut-off valve) để ngăn báo động cục bộ khi nước làm đầy hệ thống.
- Từ từ mở van điều khiển cấp nước chính.
- Cho phép đổ đầy nước vào hệ thống. Cho phép nước chảy qua van kiểm tra hệ thống và bất kỳ lỗ thông hơi mở khác cho đến khi tất cả không khí được thoát ra khỏi hệ thống.
- Sau khi tất cả không khí thoát ra khỏi hệ thống, đóng van kiểm tra hệ thống và tất cả lỗ thông hơi mở khác.
- Đồng hồ áp suất ở phía trên lá van báo động phải hiển thị áp suất hệ thống lớn hơn hoặc bằng áp suất nguồn nước cung cấp được hiển thị trên đồng hồ áp suất dưới lá van báo động.
- Mở van ngắt báo động (shut-off valve) và kiểm tra xem tất cả các van khác hệ thống đang hoạt động bình thường.
- Thông báo đơn vị giám sát, nhà thầu liên quan và những người ở khu vực bị ảnh hưởng về việc hệ thống đang hoạt động

4.2 Hướng dẫn vận hành

Khi hệ thống chữa cháy được điều áp ban đầu, dòng chảy của nước tràn vào hệ thống cho tới khi áp suát nguồn nước cung cấp và hệ thống cân bằng và lò xo đóng lá van của van báo động. Khi áp suất ổn định, van báo động sẽ làm việc và rãnh nằm tròng vòng đệm bị đóng lại sẽ không có dòng chảy qua cổng kết nối các thiết bị báo động (chuông nước, công tắc áp suất).
Khi có dòng chảy từ nguồn nước cung cấp chảy ổn định vào hệ thống chữa cháy sprinkler do đầu phun được kích hoạt là van sẽ mở ra như hình trên. Nước sẽ chảy vào rãnh nằm trong vòng đệm và chảy qua cổng báo động tới bộ hạn chế. Khi dòng chảy qua ngõ vào bộ hạn chế lớn hớn ngõ ra bộ hạn chế, bình làm trễ (sử dụng cho hệ thống có áp suất thay đổi) sẽ bắt đầu tích nước lấp đầy. Sau đó, báo động bằng chuông nước và công tắc áp suất (gửi tín hiệu cho hệ thống báo cháy) sẽ kích hoạt. Các tín hiệu sẽ báo báo động tiếp tục kích hoạt khi lá van báo động vẫn mở, dòng nước kích hoạt sẽ thoát ra đường ống qua ngõ ra bộ hạn chế khi lá van báo động đóng lại.
Đối với hệ thống có áp suất thay đổi, áp suất nguồn nước cung cấp tăng chậm và thoáng qua có thể tích tụ trên hệ thống nhưng không mở lá van báo động. 
Áp suất thoáng qua nếu chỉ mở lá van trong giây lát sẽ không gây ra báo động sai và một phần áp suất tăng sẽ bị mắc kẹt trong hệ thống. Bất kỳ dòng nước nào trong dòng báo động điều được xả tự động, làm giảm khả năng báo động sai khi nguôn nước cung cấp đột biến liên tục.
 

4.3 Hướng dẫn bảo trì

Hướng dẫn cách kiểm tra van báo động:
- Thông báo cho cơ quan có thẩm quyền, đon vị giám sát và những người trong khu vực bị ảnh hưởng rằng hệ thống đang tạm ngừng hoạt động để kiểm tra. Xem xét cho đội tuần tra, kiểm tra phòng cháy chữa cháy các khu vực bị ảnh hưởng.
- Đóng van điều khiển cấp nước chính, tạm ngừng hoạt động.
- Mở cổng xả chính. Nếu cần, mở van kiểm tra hệ thống để thoát hơi và xả hoàn toàn hệ thống
- Sử dụng cờ lê thích hợp tháo nắp chụp van báo động, thiết bị trên lá van.
- Kiểm tra rãnh van. Lau sạch các chất bụi bẩn, khoáng chất. Không sử dụng dung môi hoặc chất ăn mòn
- Kiểm tra nắp chụp, lá van và vòng đệm. Kiểm tra bản lề lá van tự do di chuyển, độ đàn hồi lò xo khi đóng mở lá van. Thay thế các thiết bị không đảm bảo yêu cầu.
- Sau khi kiểm tra nội bộ van báo động lắp lại như ban đầu
- Thực hiện các bước lắp đặt ở trên để đưa nguồn nước cung cấp vào hệ thống

4.4 Tiêu chuẩn đáp ứng

Van báo động SJV đạt các chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế như UL, C-UL, FM. Hãy cùng tìm hiểu về các tiêu chuẩn quốc tế này nào!

Tiêu chuẩn UL (Underwriters Laboratory): Đây là tổ chức cung cấp dịch vụ thử nghiệm sản phẩm và vật liệu liên quan đến những nguy hiểm tác động đến cuộc sống hoặc tài sản, lập danh mục các sản phẩm hàng hóa an toàn và xây dựng tiêu chuẩn. Là một công ty tư vấn và cấp giấy chứng nhận có trụ sở tại Mỹ, UL cung cấp các chứng nhận đảm bảo an toàn, xác nhận, kiểm thử, thanh tra, kiểm toán, tư vấn, đào tạo cho nhiều loại khách hàng bao gồm các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, hoạch định chính sách, nhà quản lý, các công ty dịch vụ và người tiêu dùng.
Một thiết bị nào có tên trong danh mục UK-listed có nghĩa là thiết bị đó đã được tổ chức UL kiểm tra và xác nhận đạt tiêu chuẩn an toàn của UL. Hoạt động đánh giá của UL được tiến hành không vì lợi ích của tổ chức, cũng không vì lợi ích tài chính đối với sản phẩm do đó người tiêu dùng có thể tin tưởng con dấu do UL phê duyệt là hoàn tòa khách quan, không chịu bất cứ tác động nào từ phía nhà sản xuất.
 
Tiêu chuẩn FM: FM Approvals là nhà đánh giá và kiểm định quốc tế độc lập về chất lượng sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp có trụ sở tại Boston, Hoa Kì trực thuộc tổ chức quốc tế FM Global. Các sản phẩm được FM chứng nhận được đảm bảo tối đa về chất lượng và đã có rất nhiều nhà sản xuất uy tín tìm và đăng kí chứng nhận FM.
FM Approvals đã thực hiện việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho các nhà sản xuất trên toàn thế giới, họ đã phát triển bộ tiêu chuẩn riêng về việc đánh giá chất lượng các sản phẩm. FM còn thực hiện chế độ kiểm tra và kiểm định nghiêm ngặt hàng năm tại các nhà máy sản xuất để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn ban đầu vẫn được duy trì.

Tiêu chuẩn C-UL (Canada Underwriters Laboratory): Đây là tổ chức đánh giá chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế UL tại Canada.
 
Trên là toàn bộ thông tin về sản phẩm van báo động nói chung và van báo động SJV nói riêng. Để nhận tư vấn cho chính công trình bạn đang thực hiện, hãy liên hệ ngay với Thiên An qua thông tin bên dưới nhé!
Địa chỉ: Khu 7 thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội
Hotline: 0983.958.379 - 0972.119.560
Điện thoại: 02439.949.829